Rụng tóc hình vành khăn ở trẻ, mẹ đã hiểu đúng chưa?
Rụng tóc hình vành khăn phía sau gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà trẻ đang gặp phải, bố mẹ cần thực sự lưu ý cải thiện kịp thời để con yêu phát triển tốt nhất.
Với trẻ nhỏ, việc con có bất kỳ dấu hiệu thay đổi nào trên cơ thể đều rất đáng được để bố mẹ lưu tâm. Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ trẻ bị rụng tóc vành khăn đến Viện dinh dưỡng Quốc gia khám khá nhiều, 10 trẻ thì có khoảng 3 – 4 trẻ bị triệu chứng này.
Rụng tóc hình vành khăn là gì?
Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường hay xảy ra tình trạng rụng tóc, bố mẹ cần phân biệt được con bị rụng tóc sinh lý hay do bệnh lý. Trường hợp bé bị rụng tóc hoặc có các mảng hói sau đầu, có thể là do việc bé nằm cùng 1 vị trí tư thế trong thời gian dài, cũng có thể do bé bị nấm da đầu, ngứa dẫn tới tình trạng rụng tóc.
Còn rụng tóc hình vành khăn là hiện tượng tóc của bé bị rụng nhiều thành một đường giống như vành mũ, vành khăn và thường gặp ở phần sau gáy. Rụng tóc vành khăn khác với rụng tóc sinh lý ở chỗ, trẻ bị mất cả phần chân tóc và rụng thành từng đám, theo vệt dài. Bên cạnh rụng tóc, trẻ còn có các biểu hiện đi kèm như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình, quấy khóc về đem, đổ mồ hôi trộm hoặc chậm vận động như lẫy, bò, ngồi, đi, chậm mọc răng…
Nguyên nhân của tình trạng rụng tóc vành khăn
Rụng tóc hình vành khăn là dấu hiệu ban đầu của bệnh còi xương mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D3. Tình trạng này không chỉ xảy ra khi trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng mà một số trẻ mập mạp cũng có thể mắc phải.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, vitamin D3 cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng ở con người. Thiếu vi chất này, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng. Ngoài thiếu vitamin D3, trẻ bị thiếu kẽm, sắt, canxi, vitamin C cũng có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.
Hiện tượng này thường gặp chủ yếu ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng. Tuy nhiên, ở các độ tuổi lớn hơn vẫn có thể bị rụng tóc vành khăn nếu thiếu vitamin D3 và các vi chất kể trên.
Điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ như thế nào?
Nếu bé bị rụng tóc theo từng mảng do nằm cùng một tư thế trong thời gian dài, điều trước tiên bố mẹ cần làm là thay đổi tư thế nằm cho trẻ, tránh tình trạng nằm một phía khiến con bị bẹp đầu, méo đầu bởi hộp sọ của trẻ vẫn còn non nớt. Với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, bố mẹ không cần chải tóc mà chỉ nên vuốt nhẹ khi gội đầu cho bé.
Nếu bé bị rụng tóc hình vành khăn, bố mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đi khám lâm sàng để tìm ra nguyên nhân, xem con đang thiếu vi chất gì để bổ sung kịp thời. Do đa phần các trường hợp rụng tóc vành khăn ở trẻ là vì thiếu vitamin D3, bố mẹ nên bổ sung sớm và đúng cách để giúp tóc con mọc trở lại, giảm tình trạng quấy khóc đêm, ngủ không ngon giấc, ra mồ hôi trộm về đêm, đồng thời thúc đẩy trẻ tăng trưởng tốt hơn.
Bổ sung vitamin D3 có nhiều cách, đơn giản nhất là bố mẹ cho con phơi nắng vào khoảng từ 9 – 10h sáng, thời gian tăng dần từ 5 – 15 phút mỗi ngày. Cách tắm nắng đúng là cho con làm quen dần với ánh nắng từ từ theo từng ngày, nên để hở các bộ phận như cánh tay, chân, lưng, bụng, tuyệt đối tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt trẻ.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo mới đây của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù là sáng sớm, cách bổ sung vitamin D3 đơn giản nhất là cung cấp cho trẻ vitamin D3 với liều lượng 400 IU/ngày, ngay từ khi sinh ra và nên được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Nếu trẻ bú mẹ, có thể cung cấp vitamin D cho trẻ qua sữa mẹ bằng cách mẹ bổ sung hàm lượng vitamin D 5000 -6000 IU/ngày.
Với các bé ở khu vực ít nắng hoặc do thời tiết mùa đông không có nắng, ánh nắng yếu, không khí lạnh, bổ sung vitamin D3 qua các sản phẩm dạng bào chế sẵn là giải pháp tối ưu. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại vitamin D3, bố mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, được nhập khẩu chính hãng, tránh mua phải các sản phẩm trôi nổi, hàng xách tay chưa được kiểm định chất lượng.
Ngoài ra, với các bé đã ăn dặm, có thể bổ sung vitamin D3 qua thực phẩm như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá trích, nấm…
Khoa học đã chứng minh, vitamin D3 đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Vi chất này giúp quá trình hấp thu canxi trong cơ thể được diễn ra thuận lợi và dễ dàng, thiếu vitamin D3, cơ thể không nhận được canxi dù có bổ sung nhiều cỡ nào.
Thiếu vitamin D3, ngoài việc trẻ bị rụng tóc vành khăn còn dễ mắc các triệu chứng như đổ mồ hôi trộm về đêm, quấy khóc nhiều về đêm, ngủ hay giật mình, ngủ không sâu giấc. Nặng hơn, trẻ dễ bị các triệu chứng về xương như cột sống gù vẹo, ngực nhô mình gà, thóp chậm liền, chậm vận động (lẫy, bò, ngồi, đứng), chân vòng kiềng, chân hình chữ bát (ảnh hưởng xấu dáng đi sau này), suy dinh dưỡng thấp còi…
Dimao Vitamin D3 400 IU đang là cái tên được rất nhiều mẹ Việt yêu thích nhờ những ưu điểm nổi trội như: dạng xịt tiện dụng, chỉ cần bấm nhẹ, không cần đong đếm; nhờ được xịt trực tiếp vào miệng, nơi có nhiều mao mạch giúp vitamin D3 hấp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn khi pha với sữa hay nước cho trẻ uống; cơ chế dạng xịt thông minh và đặc biệt chuẩn liều, mỗi nhát xịt chứa đúng 400 IU vitamin D3 như khuyến cáo.
Ngoài ra, sản phẩm còn được các bé đặc biệt thích thú vì có hương dâu, vị xylitol chiết xuất hoa quả tự nhiên dịu ngọt. Trẻ không còn ám ảnh mỗi lần bổ sung vitamin D3 mà cực kỳ thích thú.
Sản phẩm được sản xuất bởi hãng dược phẩm nổi tiếng Valens Pharma, được các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức – nơi có tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm hàng đầu thế giới ưa chuộng.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh *Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Comments