top of page
banner dimao-09.webp
đặt hàng

“Vạch trần” 4 sai lầm mẹ dễ mắc phải khi phát triển chiều cao cho con

Ai cũng muốn con mình sau này thật cao lớn nhưng lại mắc những sai lầm phổ biến trong vòng luẩn quẩn.

Bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn, Trưởng khoa Nhi tại một phòng khám quốc tế ở TP HCM, tác giả cuốn sách Để con được ốm đã từng thăm khám và tư vấn cho rất nhiều phụ huynh có con nhỏ. Ông cho biết, mối quan tâm lớn nhất của các bố mẹ khi đưa con đi khám định kỳ là cân nặng và chiều cao của bé. Ai cũng muốn con mình sau này thật cao lớn nhưng lại mắc những sai lầm phổ biến trong vòng luẩn quẩn, thậm chí có cả những “cuộc chiến” giữa các thành viên trong gia đình.

Dưới đây là 4 sai lầm mà bố mẹ cần tránh để có thể giúp con phát triển toàn diện, đặc biệt là phát huy được chiều cao tối ưu qua từng giai đoạn trưởng thành của con.

1. Ép con ăn vì cứ nghĩ “ăn là con sẽ cao lớn”!

Không ai có thể phủ nhận vai trò của dinh dưỡng trong phát triển cân nặng cũng như chiều cao của trẻ. Khoa học chứng minh, dinh dưỡng chi phối 32% trong việc tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Người Việt có tâm lý chung là thích con bụ bẫm nên người chăm sóc vẫn luôn bị “ám ảnh” bởi cân nặng của con. Em bé gầy, còi thường nhận được nhận xét thiếu tế nhị từ người xung quanh càng tạo thêm áp lực cho bố mẹ và người chăm sóc. Muốn con to béo, cách mà các bậc phụ huynh thường áp dụng là nhồi nhét cho con ăn bằng mọi cách, thậm chí là hù dọa, quát nạt, đòn roi…

Nhưng điều tai hại là khi bị ép ăn, tâm lý của trẻ rất dễ bị tổn thương, từ đó dẫn tới khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn bị hạn chế.

Ép con ăn khi con không thích sẽ làm giảm việc hấp thu dinh dưỡng

Kết quả nghiên cứu của Giáo sư Vũ Yên và các đồng nghiệp tại bệnh viện Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc) chỉ ra rằng, các tác nhân tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Sự căng thẳng về mặt tinh thần sẽ hạn chế trẻ phát triển chiều cao tối ưu.

Bởi vậy, ngoài việc đảm bảo một chế độ ăn cân đối, khoa học (đầy đủ các thành phần tinh bột, chất béo, chất đạm, các vitamin, nhất là vitamin C, canxi, vitamin D…), bố mẹ cũng cần tạo cho con không khí bữa ăn vui vẻ để con cảm thấy ngon miệng hơn, từ đó hấp thu tốt hơn.

2. Cứ uống sữa là con sẽ cao lớn

Nhiều mẹ có suy nghĩ rằng sữa là thực phẩm giàu canxi nên chỉ cần uống thật nhiều sữa là con sẽ cao lớn. Nếu trẻ không chịu uống sữa, bố mẹ sẽ lo lắng tìm đủ cách để con chịu uống.

Trong cuốn sách “Con nghĩ đi, mẹ không biết”, tác giả Thu Hà từng được khuyên cho con uống sữa thay nước để bé Xu nhà chị lên cân. Kết quả đúng là con có lên cân nhưng lại thèm nước lọc một cách cùng cực để đến khi được uống nước, cô bé phải thốt lên “nước làm từ gì mà ngon thế hả mẹ!”.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, để canxi trong cơ thể có thể chuyển hóa tốt, trẻ cũng cần phải được bổ sung đủ vitamin D nữa. Do đó, để con khỏe mạnh, cao lớn, bố mẹ đừng chỉ đặt mục tiêu con uống thật nhiều sữa mà hãy cân đối chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn chính, uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa vào bữa phụ, tăng cường vận động, bổ sung vitamin D3 để cơ thể hấp thụ tốt canxi, phát triển hệ xương, răng và thúc đẩy chiều cao.

Uống sữa cũng cần đúng cách

3. Coi nhẹ việc vận động

Trẻ em thành thị hiện nay có rất ít không gian để vui chơi và có rất ít thời gian để vận động vì bố mẹ quá bận và vì lịch học quá dày. Với các trẻ từ 5 tuổi trở lên, học thêm đã chiếm thời gian khá nhiều bên cạnh việc học ở trường. Trẻ chỉ được ngày cuối tuần ít ỏi khi lịch học vơi bớt, công việc của bố mẹ đỡ bận rộn để đi chơi công viên, đạp xe, đá bóng…

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để trẻ phát triển chiều cao, ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng thì vận động và tập luyện là yếu tố có tác động rất lớn. Vì thế, bố mẹ cần chú ý để con được vận động, tập luyện ít nhất 1 tiếng mỗi ngày, tùy theo độ tuổi để có những động tác và bài tập phù hợp. Khuyến khích con tham gia các môn thể thao kích thích chiều cao như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, xà đơn…

Trẻ tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử sẽ hạn chế vận động

4. Thường xuyên đi ngủ muộn

Nhiều gia đình hiện đại vì công việc bận rộn cùng với đó là thói quen đi ngủ muộn nên giấc ngủ của trẻ bắt đầu sau 10 giờ đêm. Cũng có nhiều bố mẹ không ý thức được vai trò của giấc ngủ sâu đối với sự phát triển cả trí tuệ, tinh thần lẫn chiều cao của trẻ nên lơ là và nảy sinh quan điểm: ngủ giờ nào chẳng được, ngủ muộn thì dậy muộn, sáng hôm sau ngủ bù.

Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, giấc ngủ sâu ban đêm có tác dụng rất lớn tới sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất với điều kiện bé đã ngủ sâu, vì thế trẻ được khuyên nên đi ngủ trước 22h, tốt nhất là trong khoảng 20 – 21h. 

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


3 lượt xem0 bình luận

Comments


BÀI VIẾT QUAN TÂM